Cùng Tìm Hiểu Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại

Kim loại là gì?
Trong hóa học, kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là ,một nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta thường cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử. Những kim loại là một trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt bởi độ ion hóa và thuộc tính liên kết của chúng, cùng với các á kim và các phi kim.

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đường chéo vẽ từ bo (B) tới poloni (Po) chia tách các kim loại với các phi kim. Các nguyên tố trên đường này là á kim, đôi khi còn gọi là bán kim loại; các nguyên tố ở bên trái của đường này chính là kim loại; các nguyên tố ở góc trên bên phải đường này là phi kim.

Các phi kim sẽ phổ biến hơn các kim loại trong tự nhiên, nhưng các kim loại chiếm phần lớn vị trí trong bảng tuần hoàn hóa học, khoảng 80 % các nguyên tố là kim loại. Một số kim loại được biết đến nhiều nhất chính là nhôm, đồng, vàng, sắt, chì, bạc, titan, urani và kẽm.

Các thù hình của kim loại thường có xu hướng có ánh kim, dễ kéo, dễ dát mỏng và là chất dẫn điện và nhiệt tốt, trong khi đó những phi kim nói chung là dễ vỡ (đối với phi kim ở trạng thái rắn), không có ánh kim, và là một chất dẫn nhiệt và điện kém.

Phân loại kim loại
Kim loại hiếm và kim loại cơ bản: Kim loại cơ bản được nói đến chính là kim loại dễ bị oxi hóa và ăn mòn, còn kim loại hiếm là kim loại quý hiếm và ít mòn như vàng, bạch kim..

Kim loại đen và kim loại màu:

Kim loại đen là loại có màu đen như: sắt, titan; crôm, và nhiều kim loại đen khác
Kim loại màu là kim loại có nhiều màu vàng, màu bạc, màu đồng gồm: vàng; bạc;đồng; kẽm, inox…
Kim loại đúc nên đồ vật: thuộc kim loại quý hiếm, gọi là kim

Kim loại nặng và kim loại nhẹ: kim loại nặng là kim loại >5 g/cm3 như: Fe, Pb, Zn, Cu, Ag, Au. Kim loại nhẹ là kim loại có khối lượng riêng < 5 g/cm3 gồm: K, Na, Mg, Ag.

Tính chất hóa học của kim loại
Tác dụng với phi kim
Kim loại có thể phản ứng với oxi (ngoại trừ Au, Pt, Ag) sẽ tạo thành oxit

2Ba + O2 → 2 BaO

4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

Phản ứng với phi kim như Cl.,, S…

Có rất nhiều kim loại phản ứng với các phi kim khác như Cl, S sẽ tạo thành muối

2 Fe + 3 Cl2 → 2 FeCl3

Ba+S→BaS


Tin liên quan